Thông qua và ký kết Tuyên_bố_Nhân_quyền_ASEAN

Về phía các nước ASEAN thì việc xây dựng dự thảo và tổ chức ký kết xuất phát từ nhu cầu của các nước trong khối này trong việc xây dựng và phát triển đối với vấn đề nhân quyền trong khu vực và hy vọng Tuyên bố sẽ đạt được nhiều ý nghĩa quan trọng trên các lĩnh vực nhân quyền.[8][9]

Bản đồ 10 nước ASEAN

Tuy nhiên Tuyên bố được xây dựng trong bối cảnh có sự chỉ trích kịch liệt [10] của một số tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực nhân quyền, hơn 60 tổ chức kêu gọi ASEAN hoãn lại việc thông qua bản tuyên bố, cho rằng hệ thống chính trị của các quốc gia trong khối rất đa dạng, từ xã hội tự do như Philippines cho đến các chế độ độc đảng như LàoViệt Nam nên khó thực hiện cải tổ nhân quyền.[11] một số nước và tổ chức, trong đó có Hoa Kỳ đã ra lời kêu gọi chưa nên thông qua Tuyên bố này.[12]

Tổ chức Ân xá Quốc tế cảnh báo bản dự thảo bản tuyên bố về nhân quyền của ASEAN không phù hợp với các chuẩn mực hiện hành về nhân quyền và có thể làm tăng thêm quyền lực cho một số nhà nước trong ASEAN vi phạm nhân quyền, thay vì tạo ra những cơ chế mới giúp bảo vệ những người dân tránh được những hành động bạo lực.[13]

Một số ý kiến quan ngại rằng những người tham gia xây dựng và ký kết Tuyên bố này là các chính trị gia mà không phải là những chuyên gia, những nhà nghiên cứu độc lập, hay những người đã từng là nạn nhân của hành vi xâm hại nhân quyền,[6] đồng thời có dấu hiệu của sự thiếu minh bạch và công khai trong quá trình soạn thảo, che lấp đi tai mắt của các hội đoàn dân sự, của các tổ chức, cá nhân bảo vệ nhân quyền khi dự thảo tuyên bố được thông qua nhanh chóng để tránh việc trì hoãn và nguy cơ làm chậm lại quá trình ra đời văn bản và bị quy kết là soạn thảo lén lút.[6]

Những người chỉ trích cũng cho rằng bản tuyên bố thiếu sự công khai, và các quốc gia thành viên đã hỏi ý kiến lẫn nhau một cách sai quy định khi soạn thảo bản tuyên bố và dự thảo ban đầu được cho là có nhiều kẽ hở dù nó chỉ là điểm khởi đầu để các quốc gia trong khu vực đề cập đến vấn đề nhân quyền được người dân quan tâm.[11]

Một ý kiến cho biết rằng trong cuộc họp ngày 17 tháng 11 năm 2012, các Ngoại trưởng ASEAN đã phải sửa đổi bổ sung bản dự thảo Tuyên bố về Nhân quyền, để đáp ứng các đòi hỏi của giới bảo vệ nhân quyền[13] và Tuyên bố được các nhà lãnh đạo ASEAN ký trong ngày đầu tiên của Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 21 vừa khai mạc sáng ngày 18 tháng 11 năm 2012 tại cung Hòa Bình ở thủ đô Phnom Penh của Campuchia. Lễ ký diễn ra sau khi các nhà lãnh đạo của khối nhất trí bổ sung thêm một đoạn mới vào phút cuối cùng[14] vì bị chỉ trích dữ dội.[11] Tuyên bố đã được ký kết và thông qua bất chấp sự phản đối quyết liệt của một số tổ chức và cá nhân bảo vệ Nhân quyền quốc tế.[6] Ðoạn mới này tập trung vào việc bảo đảm sự thi hành của bản tuyên bố, theo luật quốc tế và theo mục tiêu của ASEAN, do các quốc gia thành viên đưa ra.[11]

Ngay sau lễ ký, các nhà lãnh đạo ASEAN đều đã bày tỏ hoan nghênh việc đưa ra được tuyên bố quan trọng này, một bằng chứng cho thấy ASEAN đang ngày càng hội nhập mạnh mẽ để tiến gần hơn tới việc thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015 theo đúng lộ trình đề ra.[15]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tuyên_bố_Nhân_quyền_ASEAN http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/vi... http://www.dw.de/asean-rights-declaration-meets-wi... http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20121118-hoi-nghi-th... http://www.asean.org/news/asean-statement-communiq... http://www.hrwg.org/en/asean/civil-society-activit... http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/as... http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2012/11/1211... http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/11/1211... http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/11/1211... http://www.guardian.co.uk/global-development/2012/...